06/03/2022 05:34

Tại sao một người đàn ông suýt phải cắt cụt chân sau khi ngâm chân vào nước nóng? Sai lầm của anh ấy, có lẽ nhiều người đang mắc phải

Một người đàn ông đã gặp phải tình trạng rất nghiêm trọng chỉ vì thói quen ngâm chân nước nóng của mình, tại sao lại như vậy?

Một người đàn ông ở Trung Quốc có thói quen ngâm chân nước nóng vào buổi tối, tuy nhiên dạo gần đây ông thấy rằng nhiệt độ nước vẫn như vậy mà ông thường cảm thấy bị bỏng, nhưng ông cũng không quan tâm lắm và vẫn tiến hành ngâm chân như mọi ngày. Đến vài ngày sau thì bàn chân ông đã chuyển sang màu đen và gần như bị hủy hoại, rất may là ông đã phát hiện kịp thời và đến bệnh viện đúng lúc. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Hãy nghe lời giải thích của bác sĩ dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

chăm sóc sức khỏe, ngâm chân vào buổi tối, ngâm chân nước nóng

Sau khi nói chuyện, các bác sĩ phát hiện ra rằng lượng đường trong máu của ông đã cao trong vài năm gần đây và đây là lý do tại sao ông ấy không thể ngâm chân của mình. Một khi lượng đường trong máu cao thì hoạt động của bàn chân cũng bị ảnh hưởng như da chân sẽ ngứa, tê bất thường, khả năng cảm nhận của bàn chân cũng giảm, nếu ngâm chân trong nước nóng, bạn sẽ dễ bị bỏng, dễ xảy ra nhiễm trùng, nếu không phát hiện kịp thời thậm chí ảnh hưởng đến an toàn tính mạng.

Ngoài việc lượng đường trong máu cao, không nên ngâm chân thì những người sau đây cũng không nên ngâm chân nước nóng, tốt nhất nên tránh để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người mắc bệnh tim mạch

chăm sóc sức khỏe, ngâm chân vào buổi tối, ngâm chân nước nóng

Người mắc bệnh tim mạch không nên ngâm chân quá 10 phút và nhiệt độ nước chỉ nên dao động từ 40-45 độ C. Bởi nếu ngâm chân ở nhiệt độ cao và kéo dài sẽ rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, làm tăng tốc lưu thông máu. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và có thể khiến bệnh tình nặng hơn.

Vận động viên và người mắc bệnh ngoài da

Nhiều người lầm tưởng rằng ngâm chân bằng nước nóng sẽ rất tốt cho các vận động nhưng thực tế điều này có thể gây ra nhiễm trùng thứ cấp. Đối với các vết thương bị loét, ngâm chân bằng nước nóng còn khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất là giữ cho các vết thương hở khô và thoáng.

Ngoài ra, người bị mụn rộp bàn chân, bệnh chàm hay bệnh ngoài da khác cũng không nên ngâm chân bằng nước nóng. Bởi một khi ngâm chân, da có thể bị khô, nứt nẻ, mụn rộp bị vỡ ra, gây nhiễm trùng.

Trẻ em

Nếu chân của trẻ không quá lạnh, không cần thiết phải ngâm nước ấm. Thường xuyên ngâm chân trẻ sẽ làm giãn dây chằng, không có lợi cho sự phát triển của bàn chân. Không chỉ vậy, nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàn chân phẳng ở trẻ.

Ngâm chân nước nóng có tốt không?

chăm sóc sức khỏe, ngâm chân vào buổi tối, ngâm chân nước nóng

Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, dùng nước nóng ngâm chân rất có lợi cho sức khỏe. Theo y học, bàn chân có liên quan chặt chẽ với tất cả các cơ quan nội tạng và kinh tuyến của cơ thể.

Ngâm chân bằng nước nóng có thể điều chỉnh các chức năng của các cơ quan nội tạng và tăng cường thể lực. Ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ có thể làm giảm mệt mỏi, thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất ở lòng bàn chân. Đặc biệt là trong mùa đông lạnh, ngâm chân có thể giúp bạn đỡ cảm lạnh và ngủ ngon.

Lưu ý khi ngâm chân nước nóng?

Nhiệt độ nước ngâm chân không được vượt quá 40 độ C.

Thời gian ngâm chân tốt nhất là nửa giờ sau khi ăn, kéo dài khoảng 20 phút và lâu nhất không quá 30 phút.

Không ngâm chân khi đói, ngâm nước không vượt quá mắt cá chân.