Tài khoản ngân hàng ai cũng có nhưng ít ai biết hàng loạt 'bí mật' về kho cất tiền của hàng chục triệu người
Tài khoản ngân hàng ai cũng có nhưng ít ai biết hàng loạt 'bí mật' về kho cất tiền của hàng chục triệu người
10:54 | 29/08/2023
Tài khoản ngân hàng đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Vậy để đăng ký tài khoản ngân hàng người dân cần làm gì? Phương thức sử dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho độc giả từ A-Z.
Tài khoản ngân hàng là gì?
Tài khoản ngân hàng là tài sản mà ngân hàng cấp cho khách hàng để sử dụng thanh toán, tiết kiệm và các hoạt động tài chính khác. Mỗi người có thể mở nhiều tài khoản nhưng để đảm bảo việc quản lý tài khoản an toàn thì mỗi người chỉ nên sử dụng tối đa hai tài khoản cho mục đích cá nhân.
Dù khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng theo mục đích nào thì đều được ngân hàng trả lãi suất theo quy định. Cho nên dù mang tính chất là nơi "giữ tiền" cho khách hàng, nhưng khách hàng còn có lợi khi mở tài khoản ngân hàng là được hưởng thêm khoản lãi suất tiết kiệm trên số tiền gửi ngân hàng giữ.
Tiền gửi tại tài khoản ngân hàng có thể được sử dụng mọi lúc mọi nơi theo yêu cầu của chủ tài khoản ngân hàng.
Với mỗi tài khoản, ngân hàng cấp cho khách hàng một dãy số, gọi là số tài khoản ngân hàng. Số tài khoản thường bao gồm 8 chữ số đến 15 chữ số (tùy ngân hàng). Số tài khoản giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Mỗi người có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng.
Lợi ích khi mở tài khoản ngân hàng
Mở tài khoản ngân hàng mang lại các lợi ích như:
Linh hoạt và thuận tiện: Chủ tài khoản có thể thanh toán hoặc thực hiện các giao dịch có giá trị lớn ở những nơi xa, tránh được những phiền phức và rủi ro do kiểm đếm, đánh rơi, mất cắp, tiền giả trong các giao dịch tiền mặt. Khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch mọi lúc, mọi nơi và chủ động được nguồn tài chính của mình.
An toàn bảo mật: Số tiền gửi vào tài khoản ngân hàng của khách hàng sẽ được ngân hàng áp dụng hệ thống bảo mật nghiêm ngặt khi thực hiện các giao dịch tài khoản.
Tiền lãi tiết kiệm sinh lời: Tiền gửi vào tài khoản ngân hàng sẽ sinh lãi nhất định dựa trên các mức lãi suất cụ thể.
Các loại tài khoản ngân hàng
Tài khoản ngân hàng bao gồm các loại sau:
Tài khoản thanh toán
Tài khoản thanh toán là loại tài khoản được sử dụng với mục đích nhận lương, nhận tiền, giao dịch mua bán, chi tiêu... Theo đó, số tiền trong tài khoản này sẽ được dùng để thực hiện các giao dịch như nộp/rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn... Nếu giữ tiền ở trong tài khoản thanh toán thì khách hàng được nhận lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn.
Khi mở tài khoản thanh toán, khách hàng được liên kết và cấp các loại thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế. Các loại thẻ này giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính một cách linh hoạt, nhanh chóng.
Tài khoản tiết kiệm
Tài khoản tiết kiệm được sử dụng với mục đích sinh lời, không sử dụng trong thanh toán. Các giao dịch điển hình với loại tài khoản này bao gồm: nhận, gửi tiền tiết kiệm; chi trả; rút tiền gửi tiết kiệm; sử dụng tiền gửi tiết kiệm như tài sản bảo đảm; chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm.
Lãi suất của tài khoản tiết kiệm được xác định dựa trên kỳ hạn của loại tiền gửi. Thời gian gửi tiền càng dài thì mức lãi suất mà khách hàng nhận được càng cao.
Tài khoản thẻ tín dụng
Sử dụng tài khoản thẻ tín dụngkhách hàng có thể chi tiêu trong hạn mức do ngân hàng quy định ngay cả khi không có tiền trong tài khoản. Khách hàng phải hoàn trả số tiền này cho ngân hàng khi đến hạn sao kê. Nếu khách hàng không trả đúng hạn số tiền này cho ngân hàng thì sẽ bị tính lãi suất.
Tài khoản thẻ tín dụng cho phép khách hàng hoãn thanh toán, mua sắm trực tuyến và truy cập các chương trình khách hàng thân thiết khác nhau.
Tài khoản vay vốn
Đây là tài khoản do ngân hàng cấp cho khách hàng để ghi nhận khoản vay của khách hàng. Thông qua tài khoản này, ngân hàng có thể kiểm soát các khoản vay và kỳ hạn trả nợ của khách hàng.
Khách hàng có thể mở tài khoản vay hoàn toàn trực tuyến mà không cần đến ngân hàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi không cần đến làm trực tiếp tại quầy.
Phân biệt số tài khoản ngân hàng và số thẻ ngân hàng
Mặc dù việc sử dụng tài khoản và thẻ ngân hàng để giao dịch đang trở nên phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa thể phân biệt đâu là số tài khoản ngân hàng và đâu là số thẻ ngân hàng.
Cần phân biệt số tài khoản ngân hàng và số thẻ ngân hàng qua bảng dưới đây:
Số thẻ ngân hàng
Số thẻ ngân hàng là dãy số được in nổi trên thẻ (có 2 loại 12 số hoặc 19 số), trong đó, 4 số đầu trên số thẻ ngân hàng gọi là mã BIN, 2 số tiếp theo là mã tài khoản ngân hàng, các số còn lại là mã CIF (mã khách hàng của chủ thẻ). Mỗi khách hàng sẽ được ngân hàng phát hành cung cấp một số thẻ riêng không trùng nhau.
Số thẻ ngân hàng có thể được dùng để giao dịch thanh toán điện tử, mua sắm, chuyển khoản, rút tiền mặt tại các ATM.
Để tra cứu số thẻ ngân hàng khách hàng có thể xem trực tiếp trên thẻ, xem hóa đơn sau khi rút tiền hoặc kiểm tra trên app ngân hàng trên di động.
Số tài khoản ngân hàng
Số tài khoản ngân hàng là dãy ký tự kết hợp với chữ số được cung cấp ngay khi mở tài khoản (thường gồm 9 đến 15 số, đôi khi có thể có thêm chữ cái). Dải số này thường được ký hiệu theo quy luật: 2 - 3 số đầu tiên là mã số chi nhánh ngân hàng lập tài khoản, các số và ký tự còn lại là mã khách hàng.
Vì là dãy số duy nhất trong nội bộ một hệ thống ngân hàng, số tài khoản thường được dùng để quản lý tài chính, thanh toán, nhận chuyển khoản và chuyển khoản khi phát sinh giao dịch.
Có thể tra số tài khoản ngân hàng theo một trong các cách sau đây:
Tra cứu thông qua mục thông tin tài khoản trên ứng dụng banking hoặc trên website trực tuyến của ngân hàng.
Tra cứu thông qua tin nhắn biến động số dư hoặc qua thông báo trên ứng dụng banking.
Tra cứu trực tiếp tại quầy giao dịch tại ngân hàng
Tra cứu thông qua cây ATM hoặc qua hóa đơn sau khi rút tiền.
Tra cứu thông qua hotline hỗ trợ khách hàng do ngân hàng cung cấp.
Tra cứu qua bìa thư cấp tài khoản hoặc biên lai giao dịch, sao kê được ngân hàng cung cấp.
Danh sách đầu số tài khoản của các ngân hàng
Thông thường số tài khoản ngân hàng được tạo nên bởi các quy tắc riêng của từng đơn vị tùy thuộc vào phân loại và hệ thống quản lý. Trong đó, đầu số tài khoản của các ngân hàng do hệ thống lựa chọn có thể giống hoặc khác nhau.
Có thể tham khảo danh sách đầu số của các ngân hàng uy tín tại Việt Nam:
VIB: 025, 601.
VPBank: 10, 11, 12, 13, 14, 16, 15, 17, 18, 21, 79, 82, 69, 87.
Vietcombank: 001, 002, 004, 049, 014, 030, 045, 082, 007, 056, 054, 085, 022, 097.
Agribank: 150, 340, 130, 490, 290, 361.
BIDV: 581, 125, 601, 289, 217, 126, 124.
Vietinbank: 10, 71.
Techcombank: 190, 102, 196, 191.
MBBank: 068, 0801, 0050, 821, 065.
ACB: 20, 24, 25.
Có mở được tài khoản ngân hàng online không?
Hiện nay, việc đăng ký mở tài khoản ngân hàng online trở nên phổ biến hơn vì sự tiện lợi cho người dùng.
Điều kiện để mở tài khoản ngân hàng là người Việt Nam hoặc người nước đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Ảnh minh họa: TL
Điều kiện đăng ký mở tài khoản ngân hàng online tại nhà
Điều kiện mở tài khoản ngân hàng online phải đáp ứng được các điều kiện dưới đây tương ứng với cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức:
Đối với cá nhân
Là người Việt Nam hoặc người nước đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam;
Có độ tuổi từ 15 trở lên;
Có đủ năng lực hành vi dân sự;
Có chứng minh thư hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. Bạn chỉ cần có các loại giấy tờ này là có thể mở ngay tài khoản Timo để sử dụng chỉ trong vài phút.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức
Doanh nghiệp phải thuộc trong những loại hình: Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, Công ty hợp danh…
Có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng online
Thông thường sẽ có 2 cách tạo tài khoản ngân hàng online:
Cách 1: Đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng, yêu cầu được đăng ký mở tài khoản ngân hàng.
Cách 2: Đăng ký mở tài khoản online của ngân hàng trên ứng dụng điện thoại hoặc ngay trên website chính thức của ngân hàng.
Các loại phí cần biết khi sử dụng dịch vụ làm thẻ ngân hàng online
Trước khi làm thẻ ngân hàng online hãy tham khảo các loại phí sau:
Phí phát hành thẻ chính: 100.000đ.
Phí thường niên: 50.000đ mỗi năm.
Miễn phí truy vấn số dư hay in sao kê giao dịch trong hệ thống.
Bạn sẽ chịu phí truy vấn số dư hay in sao kê giao dịch ngoài hệ thống là 550đ mỗi lần.
Miễn phí rút tiền trong hệ thống.
Phí rút tiền ngoài hệ thống là 3% số tiền giao dịch.
Phí quản lý giao dịch ngoại tệ: 2,5% số tiền giao dịch.
Phí cấp lại mã pin: 20.000đ.
Phí khiếu nại sai: 50.000đ
Các ngân hàng cho phép mở tài khoản ngân hàng online không cần đến ngân hàng
Ngân hàng Vietcombank: App VCB Digibank hoặc trang web chính thức của Vietcombank.
Ngân hàng Techombank: Đăng ký trên website hoặc ứng dụng Mobile.
Ngân hàng Sacombank: Đăng ký nhanh trên trang web chính thức của Sacombank.
Ngân hàng OCB: Đăng ký trực tuyến qua OCB OMNI – Digital Bank.
Ngân hàng Vietinbank: Đăng ký tại trang web chính của Vietinbank.
Ngân hàng Timo: Mở ngay trên app App Timo Digital Bank (hỗ trợ Android, iOS) với công nghệ định danh eKYC chỉ trong 5 phút.
Ngân hàng Bản Việt (Vietcapital Bank): Lập tài khoản qua ứng dụng digimi.
Ngân hàng BIDV: Đăng ký trên website chính của BIDV.
Ngân hàng VIB: Đăng ký online tại trang web chính của VIB.
Ngân hàng MBBank: Lập tài khoản trực tuyến qua App Mobile.
Ngân hàng TPBank: Mở tài khoản qua ứng dụng TPBank Mobile.
Ngân hàng VPBank: Tạo tài khoản tại trang web của VPbank hoặc qua ứng dụng VPBank NEO.
Tài khoản ngân hàng đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.
Người dưới 18 tuổi có mở tài khoản ngân hàng được không?
Người dưới 18 tuổi được mở tài khoản ngân hàng.
Khoản 6, Điều 1, Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ban hành ngày 28/02/2019 quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán dành cho cá nhân bao gồm:
Người đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự được mở tài khoản thanh toán qua người đại diện theo pháp luật quy định.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định pháp luật được phép mở tài khoản theo quy định của người giám hộ.
Những ngân hàng cho mở tài khoản dưới 18 tuổi
Dưới đây là 5 những ngân hàng cho người dưới 18 tuổi mở tài khoản với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.
Vietcombank.
Ngân hàng MB Bank.
Ngân hàng VietinBank.
Ngân hàng TPbank.
MSB - Ngân hàng số Tnex.
Lưu ý khi sử dụng tài khoản ngân hàng
Kiểm tra thông tin trên thẻ đảm bảo đúng với thông tin đã đăng ký.
Thường xuyên đổi mã PIN của thẻ ghi nợ do ngân hàng cung cấp.
Phân biệt rõ số tài khoản ngân hàng và số thẻ ngân hàng để tránh nhầm lẫn trong quá trình giao dịch.
Khi chuyển tiền, khách hàng cần cung cấp tên chủ tài khoản và tên chi nhánh để giảm sai sót trong quá trình chuyển khoản. Nếu thông tin không khớp, vui lòng xác nhận lại với chủ tài khoản nhận tiền.
Lưu trữ dữ liệu cẩn thận. Hãy sao lưu và ghi nhớ số tài khoản ngân hàng để tránh bị mất, rò rỉ dữ liệu.
Bảo mật các thông tin tài khoản, giao dịch như mật khẩu đăng nhập, mã smart OTP… không được cung cấp cho người khác, kể cả nhân viên ngân hàng.
Tài khoản ngân hàng bị khóa phải làm gì?
Trường hợp tài khoản ngân hàng bị khóa cần thực hiện các bước:
Bước 1: Mang theo CMND/CCCD và đến chi nhánh ngân hàng nơi đăng ký mở thẻ. Lưu ý phải là ngân hàng cấp thẻ thì mới được.
Bước 2: Tiếp theo vào quầy giao dịch và xin nhân viên "mẫu giấy mở lại tài khoản".
Bước 3: Nhân viên sẽ đưa một tờ giấy và yêu cầu kê khai thông tin cá nhân cũng như số tài khoản.
Bước 4: Sau khi điền đầy đủ rồi hãy gửi CMND/CCCD kèm giấy khách hàng đã điền lại.
Bước 5: Khi check thông tin đúng là chủ tài khoản, nhân viên ngân hàng sẽ kích hoạt và mở lại tài khoản.
Tags: khoản ngân hàng ngân hàng tài khoản tài khoản ngân hàng Ngân hàng