21/12/2023 12:28

Hướng dẫn phòng tránh các cơn đau đầu về chiều

Những cơn đau đầu về chiều xuất hiện đột ngột hoặc liên tục gây nhiều khó chịu. Để phòng tránh, bạn nên có lối sống lạnh mạnh và ăn uống khoa học kết hợp dùng các sản phẩm có tác dụng hoạt huyết bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu.

1. Tại sao thường đau đầu về chiều?

Đau đầu về chiều là hiện tượng cơn đau đầu thường xuất hiện vào buổi chiều. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này gồm:

• Thiếu máu não: Suy giảm tuần hoàn máu não khiến lưu lượng máu lên não giảm gây đau đầu kèm triệu chứng tê hoặc yếu chi.

• Mất nước: Không chỉ bị đau đầu buổi chiều, cơ thể mất nước còn gây khát nước, khô miệng, mệt mỏi, chóng mặt, nước tiểu sẫm màu, cáu gắt…

• Hạ áp lực nội sọ tự phát (SIH): Ngoài đau đầu, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, tê mặt và ngứa ran cánh tay, nhìn mờ hoặc nhìn đôi…

• Do căng thẳng: Người bệnh bị đau đầu dữ dội, cảm giác đầu như bị căng ra; cơn đau nguồn từ các cơ vùng cổ, vai hoặc hàm sau đó lan lên vùng đầu.

• Đau đầu vận mạch: Bên cạnh cơn đau đầu đột ngột vào chiều tối, đau đầu vận mạch còn kèm theo buồn nôn, 2 mắt bị nặng trĩu.

• Do bệnh lý: Tình trạng đau đầu về chiều có thể do nguyên nhân bệnh lý như u não, tụ máu trong sọ, phình động mạch, đột quỵ…

Đau đầu về chiều là hiện tượng cơn đau đầu thường xuất hiện vào buổi chiều.

Tìm hiểu thêm về hiện tượng đau đầu về chiều tại: https://hoathuyetbomau.vn/dau-dau-ve-chieu-la-benh-gi.html

2. Đau đầu về chiều có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp đau đầu về chiều không phải là tình trạng nghiêm trọng và sẽ tự thuyên giảm. Trong trường hợp hiếm gặp, cơn đau đầu về chiều dữ dội và kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường thì có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Người bệnh nên đi thăm khám ngay khi cơn đau đầu về chiều kèm theo các triệu chứng bất thường như: đau đầu dữ dội đột ngột, kéo dài và liên tục xuất hiện, lơ mơ, cứng cổ, mất thăng bằng, dễ ngã, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, co giật, khàn giọng, tê hoặc yếu ở cánh tay/chân, nôn, sốt… để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Đau đầu về chiều thường lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

3. Một số biện pháp giảm nhanh cơn đau đầu về chiều

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân đau đầu về chiều có thể áp dụng một số biện pháp giảm nhanh cơn đau tại nhà dưới đây:

• Massage: Dùng tay massage nhẹ nhàng vùng đầu bị đau giúp thư giãn và kích thích lưu thông máu lên não, giảm đau đầu không cần dùng thuốc.

• Chườm lạnh: Hơi lạnh làm giảm lưu lượng máu và co thắt mạch máu, từ đó giảm áp lực và xoa dịu cơn đau. Hãy sử dụng túi đá lạnh lên vùng đầu đang bị đau nhức trong khoảng 15 phút.

• Chườm nóng: Nhiệt nóng giúp các mao mạch và động mạch nhỏ ở vùng đầu giãn ra giúp giảm cảm giác đau. Bạn có thể đổ nước nóng vào túi chườm chuyên dụng hoặc chai nước rồi chườm lên vùng đầu bị đau.

• Ngửi tinh dầu: Mùi hương của các loại tinh dầu như hoa oải hương, cam thảo, bạc hà hoặc chanh sả mang lại cảm giác thư giãn và giảm đau đầu.

• Ngậm gừng: Khi cơn đau đầu về chiều đột ngột xuất hiện, bạn hãy ngậm một lát gừng mỏng hoặc uống trà gừng ấm, cơn đau và cảm giác chóng mặt, buồn nôn sẽ được cải thiện.

Một số mẹo giảm nhanh cơn đau đầu về chiều.

4. Hướng dẫn phòng tránh các cơn đau đầu về chiều

Kiểm soát hoặc hạn chế các nguyên nhân gây đau đầu về chiều giúp phòng tránh tình trạng này hiệu quả:

• Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

• Giải tỏa căng thẳng stress, áp lực trong cuộc sống và công việc.

• Không nên ngồi ở tư thế cong khòm lưng, không ngước nhìn quá lâu dễ bị đau nhức cổ, đầu, vai gáy.

• Thỉnh thoảng nên đứng lên đi lại, kéo giãn cơ bắp.

• Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, ngủ muộn hoặc dậy quá sớm.

• Chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm tốt cho sức khỏe, không bỏ bữa, nhịn ăn.

• Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

• Tránh hoặc hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích.

• Uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh cơ thể bị mất nước, thiếu nước.

• Sử dụng Hoạt huyết bổ Máu Đại Bắc giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện tuần hoàn máu não.

Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc với thành phần chính được chiết xuất từ 8 loại thảo dược tự nhiên quý hiếm gồm: tinh chất cao bacopa, cao bạch quả, xuyên khung, đương quy, ích mẫu, ngưu tất, sinh địa và đan sâm.

Sản phẩm giúp hỗ trợ bổ huyết; tăng cường lưu thông máu; cải thiện tuần hoàn máu não; hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do lưu thông máu kém như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân…

Người bị đau đầu do thiếu máu não có thể cảm nhận hiệu quả sau khoảng 2 tuần dùng Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc. Tuy nhiên, nên dùng đủ liệu trình từ 3 – 6 tháng để mang đến hiệu quả tốt nhất trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Hoạt huyết bổ Máu Đại Bắc giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện tuần hoàn máu não.

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tình trạng đau đầu về chiều thường lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám sớm nếu những cơn đau đầu về chiều liên tục xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn nhé!